Mục đích của luật: Luật 17 là luật riêng cho khu vực phạt, là các khu vực chứa nước hoặc các khu vực khác được quy định bởi Hội đồng, nơi bóng thường bị mất hoặc không thể đánh được. Với một gậy phạt, người chơi có thể sử dụng các lựa chọn giải thoát riêng để đánh bóng từ bên ngoài khu vực phạt đó.
17
Khu vực phạt
17.1
Các lựa chọn đối với bóng nằm trong khu vực phạt
Khu vực phạt được quy định có màu đỏ hoặc vàng. Điều này ảnh hưởng đến các lựa chọn giải thoát của người chơi (xem Luật 17.1d).Người chơi có thể đứng bên trong khu vực phạt để đánh bóng bên ngoài khu vực phạt đó, bao gồm sau khi thực hiện giải thoát từ chính khu vực phạt đó.
17.1a
Khi nào bóng nằm trong khu vực phạt
Bóng nằm trong khu vực phạt khi bất kỳ phần nào của bóng:
Nằm trên hoặc chạm vào mặt đất hoặc bất kỳ vật gì (như là bất kỳ vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo nào) ở bên trong ranh giới của khu vực phạt, hoặc
Nằm phía trên ranh giới hoặc bất kỳ phần nào của khu vực phạt.
Nếu một phần của bóng vừa nằm trong khu vực phạt và vừa nằm trong một khu vực sân khác, xem Luật 2.2c.
17.1b
Người chơi có thể đánh bóng từ nơi nó nằm trong khu vực phạt hoặc thực hiện giải thoát có phạt
Người chơi có thể:
Đánh bóng từ nơi nó nằm mà không bị phạt, theo cùng các luật được áp dụng cho bóng nằm trong khu vực chung (nghĩa là không có luật đặc biệt nào hạn chế cách đánh bóng từ khu vực phạt), hoặc
Đánh bóng từ bên ngoài khu vực phạt bằng cách thực hiện giải thoát có phạt theo Luật 17.1d hoặc 17.2.
Ngoại lệ - Phải thực hiện giải thoát khỏi ảnh hưởng bởi khu vực không được phép đánh bên trong khu vực phạt (xem Luật 17.1e).
17.1c
Giải thoát đối với bóng không được tìm thấy nhưng nằm trong khu vực phạt
Nếu bóng của người chơi không được tìm thấy nhưng biết hoặc gần như chắc chắn là bóng đã đến nằm yên bên trong khu vực phạt:
Người chơi có thể thực hiện giải thoát có phạt theo Luật 17.1d hoặc 17.2.
Một khi người chơi đưa một bóng khác vào trong cuộc để thực hiện giải thoát theo cách này:
Bóng gốc không còn trong cuộc nữa và phải không được đánh.
Điều này đúng cho dù nếu sau đó bóng gốc được tìm thấy trên sân trước khi kết thúc thời gian ba-phút tìm kiếm (xem Luật 6.3b).
Tuy nhiên, nếu không biết hoặc gần như chắc chắn là bóng đã đến nằm yên bên trong khu vực phạt và bóng bị mất, người chơi phải thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách theo Luật 18.2a.
17.1d
Giải thoát đối với bóng nằm trong khu vực phạt
Nếu bóng của người chơi nằm trong khu vực phạt, bao gồm khi biết hoặc gần như chắc chắn là bóng nằm trong khu vực phạt cho dù không được tìm thấy, người chơi có các lựa chọn giải thoát sau, với một gậy phạt cho mỗi lựa chọn này:(1) Giải thoát gậy-và-khoảng-cách. Người chơi có thể đánh bóng gốc hoặc một bóng khác từ vị trí của cú đánh trước đó (xem Luật 14.6).(2) Giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau. Người chơi có thể thả bóng gốc hoặc một bóng khác (xem Luật 14.3) bên ngoài khu vực phạt đó, trên đường thẳng kéo dài từ hố cờ qua vị trí ước lượng nơi bóng gốc cắt ranh giới của khu vực phạt lần cuối cùng (không giới hạn kéo lùi về sau bao xa). Một điểm trên đường thẳng này, nơi bóng chạm mặt đất đầu tiên sau khi thả, sẽ tạo ra một khu vực giải thoát có kích thước một chiều-dài-gậy-đo về tất cả các hướng tính từ điểm đó, nhưng với các giới hạn sau:
Giới hạn của khu vực giải thoát:
Phải không gần hố cờ hơn điểm ước lượng, nơi bóng cắt ranh giới khu vực phạt lần cuối cùng, và
Có thể ở trong bất kỳ khu vực sân nào trừ chính khu vực phạt đó, tuy nhiên
Phải ở trong cùng khu vực sân với nơi bóng chạm mặt đất đầu tiên sau khi được thả.
HÌNH #1 17.1d: GIẢI THOÁT ĐỐI VỚI BÓNG TRONG KHU VỰC PHẠT MÀU VÀNG
Khi biết hoặc gần như chắc chắn là bóng nằm trong khu vực phạt màu vàng và người chơi muốn thực hiện giải thoát, người chơi có hai lựa chọn, với một gậy phạt cho mỗi lựa chọn. Người chơi có thể:
Thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách đánh bóng từ khu vực giải thoát được tính dựa vào vị trí của cú đánh trước đó.
Thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau bằng cách thả bóng bên ngoài khu vực phạt đó, trên đường thẳng kéo dài từ hố cờ qua điểm X về phía sau.
HÌNH #2 17.1d: GIẢI THOÁT ĐỐI VỚI BÓNG TRONG KHU VỰC PHẠT MÀU ĐỎ
Khi biết hoặc gần như chắc chắn là bóng nằm trong khu vực phạt màu đỏ và người chơi muốn thực hiện giải thoát, người chơi có ba lựa chọn, với một gậy phạt cho mỗi lựa chọn. Người chơi có thể:
Thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách đánh bóng từ khu vực giải thoát được tính dựa vào vị trí của cú đánh trước đó.
Thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau bằng cách thả bóng bên ngoài khu vực phạt đó, trên đường thẳng kéo dài từ hố cờ qua điểm X về phía sau.
Thực hiện giải thoát ngang (chỉ cho khu vực phạt màu đỏ). Điểm tham chiếu khi thực hiện giải thoát là điểm X, và bóng phải được thả bên trong và được đánh từ khu vực giải thoát có kích thước hai chiều-dài-gậy-đo, không gần hố cờ hơn điểm X.
(3) Giải thoát ngang (Chỉ cho khu vực phạt màu đỏ). Khi bóng cắt ranh giới của khu vực phạt màu đỏ lần cuối cùng, người chơi có thể thả bóng gốc hoặc một bóng khác trong khu vực giải thoát sau (xem Luật 14.3):
Điểm tham chiếu: Điểm ước lượng nơi bóng gốc cắt ranh giới của khu vực phạt màu đỏ lần cuối cùng.
Kích thước của khu vực giải thoát đo từ điểm tham chiếu: Hai chiều-dài-gậy-đo, nhưng với các giới hạn sau:
Giới hạn của khu vực giải thoát:
Phải không gần hố cờ hơn điểm tham chiếu, và
Có thể ở trong bất kỳ khu vực sân nào trừ chính khu vực phạt đó, tuy nhiên
Nếu có nhiều khu vực sân khác nhau trong vòng hai chiều-dài-gậy-đo từ điểm tham chiếu, bóng phải đến nằm yên bên trong khu vực giải thoát trong cùng khu vực sân với nơi mà bóng chạm mặt đất đầu tiên sau khi được thả bên trong khu vực giải thoát đó.
Xem Luật 25.4m (Đối với người chơi sử dụng xe lăn, Luật 17.1d(3) được điều chỉnh để mở rộng khu vực giải thoát ngang lên bốn chiều-dài-gậy-đo).Xem Quy chế Hội đồng, Phần 8, Luật địa phương mẫu B-2 (Hội đồng có thể áp dụng Luật địa phương cho phép giải thoát ngang ở phía bờ đối diện của một khu vực phạt màu đỏ có cùng khoảng cách đến hố cờ).
17.1e
Phải thực hiện giải thoát khỏi ảnh hưởng bởi khu vực không được phép đánh bên trong khu vực phạt
Trong mỗi tình huống sau, người chơi không được đánh bóng từ nơi bóng nằm:(1) Khi bóng nằm trong khu vực không được phép đánh bên trong khu vực phạt. Người chơi phải thực hiện giải thoát có phạt theo Luật 17.1d hoặc 17.2.Nếu người chơi vẫn bị ảnh hưởng bởi một khu vực không được phép đánh sau khi thực hiện giải thoát theo luật này, không được đánh bóng từ nơi nó nằm. Thay vì thế, người chơi phải tiếp tục thực hiện giải thoát theo Luật 16.1f(2).(2) Khi khu vực không được phép đánh trên sân ảnh hưởng đến thế đứng hoặc swing khi bóng nằm trong khu vực phạt. Nếu bóng của người chơi nằm trong khu vực phạt, và nằm ngoài khu vực không được phép đánh nhưng khu vực không được phép đánh đó (trong một điều kiện sân bất thường hoặc trong một khu vực phạt) ảnh hưởng đến thế đứng hoặc khu vực swing dự kiến của người chơi, người chơi phải:
Thực hiện giải thoát có phạt ra ngoài khu vực phạt đó theo Luật 17.1d hoặc 17.2, hoặc
Thực hiện giải thoát không phạt bằng cách thả bóng gốc hoặc một bóng khác trong khu vực giải thoát sau (nếu có tồn tại) bên trong khu vực phạt đó (xem Luật 14.3):
Điểm tham chiếu: Điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất khỏi khu vực không được phép đánh.
Kích thước của khu vực giải thoát đo từ điểm tham chiếu: Một chiều-dài-gậy-đo, nhưng với các giới hạn sau:
Giới hạn của khu vực giải thoát:
Phải ở trong cùng khu vực phạt với nơi bóng nằm, và
Phải không gần hố cờ hơn điểm tham chiếu.
(3) Không được giải thoát khi không hợp lý. Không được giải thoát không phạt khỏi ảnh hưởng bởi khu vực không được phép đánh theo (2):
Khi đồng thời có ảnh hưởng của một điều khác, mà người chơi không được giải thoát không phạt từ điều đó, làm cho việc đánh bóng từ nơi nó nằm là không hợp lý (như khi người chơi không thể thực hiện cú đánh do bóng nằm trong bụi cây), hoặc
Khi ảnh hưởng chỉ tồn tại do người chơi chọn gậy, thế đứng, swing hoặc hướng đánh không hợp lý trong tình huống đó.
Để làm gì khi bị ảnh hưởng bởi khu vực không được phép đánh đối với bóng nằm ở bất kỳ đâu trừ khu vực phạt, xem Luật 16.1f.Hình phạt khi đánh bóng sai vị trí vi phạm Luật 17.1: Hình phạt chung theo Luật 14.7a.
17.2
Các lựa chọn sau khi đánh bóng từ khu vực phạt
17.2a
Khi bóng đánh từ khu vực phạt đến nằm yên trong cùng khu vực phạt đó hoặc một khu vực phạt khác
Nếu bóng được đánh từ khu vực phạt đến nằm yên trong cùng khu vực phạt đó hoặc một khu vực phạt khác, người chơi có thể đánh bóng từ nơi bóng nằm (xem Luật 17.1b).Hoặc, với một gậy phạt, người chơi có thể thực hiện giải thoát theo một trong các lựa chọn sau:(1) Các lựa chọn giải thoát thông thường. Người chơi có thể thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách theo Luật 17.1d(1), giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau theo Luật 17.1d(2), hoặc đối với khu vực phạt màu đỏ, giải thoát ngang theo Luật 17.1d(3).Đối với Luật 17.1d(2) hoặc (3), điểm ước lượng để xác định khu vực giải thoát là nơi cuối cùng bóng gốc cắt ranh giới của khu vực phạt mà bóng hiện đang nằm trong đó.Nếu người chơi thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách thả bóng bên trong khu vực phạt (xem Luật 14.6) rồi quyết định không đánh bóng vừa được thả từ nơi nó đến nằm yên:
Người chơi có thể thực hiện giải thoát một lần nữa ra ngoài khu vực phạt đó theo Luật 17.1d(2) hoặc (3) (đối với khu vực phạt màu đỏ) hoặc theo Luật 17.2a(2).
Nếu người chơi làm thế, họ sẽ nhận thêm một gậy phạt,tổng cộng là hai gậy phạt một gậy để thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách, và một gậy để giải thoát ra ngoài khu vực phạt.
(2) Lựa chọn giải thoát thêm: Đánh bóng từ vị trí của cú đánh trước đó bên ngoài khu vực phạt. Thay vì sử dụng một trong các lựa chọn giải thoát thông thường theo (1), người chơi có thể chọn đánh bóng gốc hoặc một bóng khác từ nơi họ đã thực hiện cú đánh trước đó ở bên ngoài khu vực phạt (xem Luật 14.6).
HÌNH #1 17.2a: BÓNG ĐÁNH TỪ KHU VỰC PHẠT ĐẾN NẰM YÊN TRONG CÙNG KHU VỰC PHẠT ĐÓ
Người chơi đánh bóng từ khu vực phát bóng đến điểm A bên trong khu vực phạt. Người chơi đánh bóng từ điểm A đến điểm B. Nếu người chơi chọn thực hiện giải thoát, có bốn lựa chọn với một gậy phạt. Người chơi có thể:
Thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng cách bằng cách đánh bóng từ khu vực giải thoát được tinh dựa vào vì tri của cú đánh trước đó tại điểm A, và sẽ đánh gậy thứ 4.
Thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-lùi-về-sau bằng cách thả bóng bên ngoài khu phạt đó, trên đường thẳng kéo dài từ hố cờ qua điểm X về phía sau, và sẽ đánh gậy thứ 4.
Thực hiện giải thoát ngang (chỉ cho khu vực phạt màu đỏ). Điểm tham chiếu khi thực hiện giải thoát là điểm X, và bóng phải được thả bên trong và được đánh từ khu vực giải thoát được tính trong vòng hai chiều-dài-gậy-đo không gần hố cờ hơn điểm X, và người chơi sẽ đánh gậy thứ 4.
Đánh bóng từ khu vực phát bóng do đó là nơi họ đã thực hiện cú đánh cuối cùng từ bên ngoài khu vực phát, và sẽ đánh gậy thứ 4.
Nếu người chơi chọn (1) và rồi quyết định không đánh bóng đã được thả, người chơi có thể thực hiện giải thoát trên-đường-thẳng-kéo-dài-về-sau hoặc giải thoát ngang với tham chiếu là điểm X, hoặc đánh lại từ khu vực phát bóng, cộng thêm một gậy phạt với tổng cộng là hai gậy phạt, và sẽ đánh gậy thứ 5.
17.2b
Khi bóng đánh từ khu vực phạt bị mất, ra ngoài biên hoặc không đánh được bên ngoài khu vực phạt
Sau khi đánh bóng từ khu vực phạt, đôi khi người chơi có thể được yêu cầu hoặc chọn phương án giải thoát gậy-và-khoảng-cách bởi vì bóng gốc:
Ra ngoài biên hoặc bị mất bên ngoài khu vực phạt (xem Luật 18.2), hoặc
Không đánh được bên ngoài khu vực phạt (xem Luật 19.2a).
Nếu người chơi thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách thả bóng bên trong khu vực phạt (xem Luật 14.6) rồi quyết định không đánh bóng vừa được thả từ nơi nó đến nằm yên:
Người chơi có thể thực hiện giải thoát một lần nữa ra ngoài khu vực phạt theo Luật 17.1d(2) hoặc (3) (đối với khu vực phạt màu đỏ) hoặc theo Luật 17.2a(2).
Nếu người chơi làm thế, họ sẽ nhận thêm một gậy phạt, tổng cộng là hai gậy phạt: một gậy để thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách, và một gậy để giải thoát ra ngoài khu vực phạt.
Người chơi có thể thực hiện giải thoát như vậy một cách trực tiếp ra bên ngoài khu vực phạt mà không phải thả bóng bên trong khu vực phạt trước, nhưng vẫn sẽ nhận tổng cộng hai gậy phạt.Hình phạt khi đánh bóng sai vị trí vi phạm Luật 17.2: Hình phạt chung theo Luật 14.7a.
17.3
Không được giải thoát theo các luật khác khi bóng nằm trong khu vực phạt
Khi bóng của người chơi nằm trong khu vực phạt, không được giải thoát đối với:
Ảnh hưởng bởi điều kiện sân bất thường (Luật 16.1),
Lựa chọn giải thoát duy nhất của người chơi là giải thoát có phạt theo Luật 17.Tuy nhiên, khi một điều kiện động vật nguy hiểm gây ảnh hưởng đến việc đánh bóng bên trong khu vực phạt, người chơi có thể thực hiện giải thoát không phạt bên trong khu vực phạt đó hoặc giải thoát có phạt bên ngoài khu vực phạt đó (xem Luật 16.2b(2)).
Mục đích của luật: Luật 4 quy định các trang thiết bị mà người chơi có thể sử dụng trong vòng đấu. Dựa trên nguyên tắc golf là môn thể thao có tính th...
Mục đích của luật: Luật 5 quy định cách chơi một vòng đấu – như là nơi nào và khi nào người chơi có thể đánh tập trên sân trước hoặc trong vòng đấu, k...
Mục đích của luật: Luật 6 quy định cách chơi một hố - ví dụ như các điều luật dành cho việc phát bóng để bắt đầu một hố, yêu cầu sử dụng cùng một bóng...
Mục đích của luật: Luật 8 quy định một nguyên tắc chính của môn golf: “sân thế nào thì chơi thế đó”. Khi bóng của người chơi đến nằm yên, họ thường ph...
Mục đích của luật: Luật 10 quy định cách chuẩn bị và thực hiện cú đánh, bao gồm lời khuyên và các sự hỗ trợ khác mà người chơi có thể nhận từ người kh...
Mục đích của luật: Luật 11 quy định phải làm gì khi bóng đang chuyển động của người chơi chạm người, động vật, trang thiết bị hoặc bất kỳ vật gì trên ...
Mục đích của luật: Luật 12 là luật riêng cho bẫy cát, là khu vực được chuẩn bị đặc biệt nhằm thử thách khả năng đánh bóng từ cát của người chơi. Để đả...
Mục đích của luật: Luật 13 là luật riêng dành cho khu vực gạt bóng. Khu vực gạt bóng được chuẩn bị đặc biệt nhằm đánh bóng dọc theo mặt đất, có một câ...
Mục Đích Của Luật: Luật 14 quy định khi nào và làm thế nào người chơi có thể đánh dấu vị trí bóng đang nằm yên và nhấc và làm sạch bóng và làm sao để ...
Mục đích của luật: Luật 15 quy định khi nào và làm thế nào người chơi có thể thực hiện giải thoát không phạt khỏi vật thể tự nhiên rời và vật cản di d...
Mục đích của luật: Luật 16 quy định khi nào và làm thế nào người chơi có thể thực hiện giải thoát không phạt bằng cách đánh bóng từ một nơi khác khi b...
Mục đích của luật: Luật 18 quy định việc thực hiện giải thoát phạt gậy và khoảng cách. Khi bóng bị mất bên ngoài khu vực phạt hoặc đến nằm yên ngoài b...
Mục đích của luật: Luật 19 quy định các lựa chọn giải thoát của người chơi đối với bóng không đánh được. Người chơi có thể sử dụng một trong các lựa c...
Mục đích của luật: Luật 20 quy định việc người chơi nên làm gì khi có câu hỏi về luật trong một vòng đấu, bao gồm các quy trình (khác nhau trong đấu đ...
Mục đích của luật: Luật 21 quy định bốn thể thức chơi cá nhân khác, bao gồm ba thể thức đấu gậy mà cách tính điểm khác với đấu gậy thông thường: Stabl...
Mục đích của luật: Luật 22 quy định thể thức Foursomes (trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy), theo đó hai đồng đội thi đấu chung một phe luân phiên đánh ...
Mục đích của luật: Luật 23 quy định thể thức Four-Ball (trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy), theo đó các đồng đội thi đấu chung một phe đánh bóng khác n...
Mục đích của luật: Luật 24 quy định thể thức thi đấu theo đội (trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy), theo đó nhiều người chơi hoặc phe thi đấu chung một ...
Mục đích của luật: Luật 25 quy định các điều chỉnh đối với một số luật để cho phép người chơi khuyết tật thi đấu một cách công bằng với những người ch...