In phần này
13
Khu vực gạt bóng
Mục đích của luật: Luật 13 là luật riêng dành cho khu vực gạt bóng. Khu vực gạt bóng được chuẩn bị đặc biệt nhằm đánh bóng dọc theo mặt đất, có một cây cờ và hố cờ trên mỗi khu vực gạt bóng, nên một số luật riêng sẽ được áp dụng, khác với các khu vực sân khác.
13
Khu vực gạt bóng
13.1

Các hành động được phép hoặc được yêu cầu trên khu vực gạt bóng

13.1c
Các cải thiện được cho phép trên khu vực gạt bóng
  • Xem Giải thích luật 8.1b/6 để biết khi nào có thể sửa chữa các hư hỏng nửa trong nửa ngoài khu vực gạt bóng.
13.1c(2)/1
Hố cờ bị hư hỏng là một phần của các hư hỏng trên khu vực gạt bóng
Hư hỏng của hố cờ được quy định là một phần của các hư hỏng trên khu vực gạt bóngLuật 13.1b. Người chơi có thể sửa một hố cờ bị hư trừ khi hư hỏng đó là các vết mòn tự nhiên (mà không được phép sửa theo Luật 13.1c). Ví dụ: nếu một hố cờ bị hư hỏng khi nhấc cờ ra khỏi hố, nó có thể được sửa bởi người chơi theo Luật 13.1c, cho dù hư hỏng đó đã làm thay đổi kích thước của hố cờ đó. Tuy nhiên, nếu hố cờ đã bị hư hỏng ở mức độ mà người chơi không thể sửa (như là khi hố cờ không thể được sửa về hình tròn như ban đầu) hoặc khi các vết mòn tự nhiên làm cho hố cờ không còn có hình tròn, người chơi nên yêu cầu Hội đồng sửa hố cờ đó.
13.1c(2)/2
Người chơi có thể yêu cầu Hội đồng hỗ trợ khi không thể sửa các hư hỏng trên khu vực gạt bóng
Nếu người chơi không thể sửa các hư hỏng trên khu vực gạt bóng, như là vết lõm do gậy gây ra hoặc một dấu hố cờ cũ mà đã chìm xuống thấp hơn mặt đất, người chơi có thể yêu cầu Hội đồng sửa các hư hỏng đó. Nếu Hội đồng không thể sửa các hư hỏng đó và bóng của người chơi ở trên khu vực gạt bóng, Hội đồng có thể xem xét cho người chơi được giải thoát không phạt theo Luật 16.1 bằng cách quy định khu vực hư hỏng đó là mặt sân đang sửa chữa.
13.1d(2)/1
Phải đặt lại bóng nếu nó di chuyển sau khi đã thực hiện giải thoát bằng cách đặt bóng
Bóng của người chơi ở trên khu vực gạt bóng và có ảnh hưởng bởi một điều kiện sân bất thường. Người chơi quyết định thực hiện giải thoát theo Luật 16.1d. Nếu điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất ở trên khu vực gạt bóng đó, một khi bóng đã được đặt ở điểm này, nó được xem giống như đã được nhấc và đặt lại theo Luật 13.1d(2). Ví dụ: bóng của người chơi nằm trong nước đọng tạm thời trên khu vực gạt bóng. Họ quyết định thực hiện giải thoát và đặt một bóng ở điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất trên khu vực gạt bóng đó. Trong khi người chơi đang chuẩn bị cho cú đánh, yếu tố tự nhiên làm bóng di chuyển. Người chơi phải đặt lại bóng ở điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất. Tuy nhiên, nếu điểm giải thoát hoàn toàn gần nhất ở trong khu vực chung và bóng di chuyển do yếu tố tự nhiên sau khi đã được đặt ở đó, nó phải được đánh từ vị trí mới, trừ khi Ngoại lệ 2 của Luật 9.3 được áp dụng.
13.1e/1
Không được phép cố tình kiểm tra bất kỳ khu gạt bóng nào
Luật 13.1e cấm người chơi thực hiện hai hành động cụ thể trên khu vực gạt bóng hoặc khu vực gạt bóng sai nhằm tìm hiểu thông tin về cách mà bóng sẽ lăn trên các bề mặt đó. Nó không cấm người chơi thực hiện các hành động khác cho dù chúng được thực hiện để kiểm tra hoặc không cấm thực hiện các hành động này một cách vô tình. Ví dụ của hành động vi phạm Luật 13.1e:
  • Người chơi chà hoặc cạo cỏ trên khu vực gạt bóng để xác định hướng mọc của cỏ.
Ví dụ của hành động không vi phạm Luật 13.1e:
  • Người chơi thừa nhận cú gạt bóng tiếp theo của đối thủ rồi đánh bóng đó trên cùng hướng đánh của người chơi mà không cố tình làm thế để tìm hiểu thông tin về khu vực gạt bóng đó.
  • Người chơi đặt lòng bàn tay trên mặt khu vực gạt bóng, trên hướng đánh của họ để xác định độ ẩm ướt của khu vực gạt bóng đó. Cho dù người chơi làm việc này để kiểm tra khu vực gạt bóng, hành động này không bị cấm theo Luật 13.1e.
  • Người chơi xoa bóng trên khu vực gạt bóng để làm sạch bóng.
13.2

Cờ

13.2a(1)/1
Người chơi được quyền để cờ ở vị trí mà nhóm trước để lại
Người chơi được phép “sân thế nào thì chơi thế đó”, bao gồm vị trí cờ mà nhóm trước đã để lại. Ví dụ: nếu nhóm trước cắm cờ nghiêng một bên, người chơi được phép đánh bóng với cờ ở tư thế đó nếu họ nghĩ là có lợi cho họ. Nếu một người chơi khác hoặc caddie đặt cờ vào giữa hố cờ, người chơi có thể giữ nó ở đó (giữa hố) hoặc đưa nó về lại vị trí ban đầu (nghiêng).
13.2a(4)/1
Có thể cắm lại cờ đã được bỏ ra mà không được người chơi đồng ý
Nếu người chơi chọn để cờ trong hố cờ và một người chơi khác rút cờ ra khỏi hố cờ mà không được người chơi đồng ý, có thể cắm lại cờ vào hố cờ khi bóng của người chơi đang chuyển động. Tuy nhiên, nếu hành động của người chơi vi phạm Luật 13.2a(4), họ không thể tránh phạt bằng việc cắm lại cờ vào hố.
13.2b(1)/1
Người chơi có thể đánh bóng trong khi đang giữ cờ
Luật 13.2b(1) cho phép người chơi thực hiện cú đánh bằng một tay trong khi tay còn lại giữ cờ. Tuy nhiên, người chơi không được sử dụng cờ để ổn định cơ thể họ khi đánh bóng (Luật 4.3a). Ví dụ: người chơi có thể:
  • Trước khi gạt bóng, nhấc cờ khỏi hố cờ bằng một tay, rồi tiếp tục giữ cờ bằng tay đó trong khi gạt bóng bằng tay còn lại.
  • Trước và trong khi gạt bóng bằng một tay, giữ cờ của họ trong hố bằng tay còn lại. Trong khi hoặc sau khi đánh bóng bằng tay còn lại đó, họ có thể nhấc cờ khỏi hố cờ, nhưng không được cố tình để bóng đang chuyển động chạm cờ.
13.3

Bóng lơ lửng trên miệng hố

13.3a/1
Thời gian hợp lý để người chơi đi đến hố cờ
Xác định giới hạn của khoảng thời gian hợp lý để đi đến hố cờ tùy thuộc vào mỗi cú đánh và sẽ bao gồm thời gian cho các phản ứng tự nhiên hoặc tự phát của người chơi khi bóng không vào hố. Ví dụ: một người chơi đánh bóng từ xa khu vực gạt bóng và phải chờ những người chơi khác đánh trước khi có thể đi lên khu vực gạt bóng, và do đó sẽ mất nhiều thời gian để đi đến hố cờ. Hoặc, người chơi có thể cần phải đi đường vòng đến hố cờ để tránh hướng đánh của một người chơi khác trên khu vực gạt bóng.
13.3b/1
Làm gì khi bóng đang lơ lửng trên miệng hố di chuyển khi người chơi nhấc cờ
Sau khi nhấc cờ khỏi hố, nếu bóng đang lơ lửng trên miệng hố của người chơi di chuyển, người chơi phải làm như sau:
  • Nếu biết hoặc gần như chắc chắn là việc nhấc cờ của người chơi đã làm bóng di chuyển, đặt lại bóng ở miệng hố và Luật 13.3b được áp dụng. Bóng được xem như đã nằm yên và thời gian chờ theo Luật 13.3a không còn nữa. Người chơi không bị phạt do cờ là một vật cản di dời được (Luật 15.2a(1)).
  • Nếu việc nhấc cờ của người chơi không làm cho bóng di chuyển, và bóng rơi vào hố, Luật 13.3a được áp dụng.
  • Nếu bóng của người chơi di chuyển đến vị trí mới, không còn lơ lửng trên miệng hố nữa, bởi yếu tố tự nhiên, không phải bởi việc nhấc cờ, không ai bị phạt và phải đánh bóng từ vị trí mới của nó (Luật 9.3).
XEM THÊM