In phần này
6
Chơi một hố
Mục đích của luật: Luật 6 quy định cách chơi một hố - ví dụ như các điều luật dành cho việc phát bóng để bắt đầu một hố, yêu cầu sử dụng cùng một bóng cho toàn bộ hố trừ khi được phép thay thế, thứ tự đánh (quan trọng trong đấu đối kháng hơn là đấu gậy) và hoàn thành hố.
6
Chơi một hố
6.1

Bắt đầu hố

6.1b(1)/1
Bóng được đánh từ bên ngoài khu vực phát bóng trong đấu đối kháng mà đối thủ không hủy cú đánh đó
Nếu khi bắt đầu một hố trong đấu đối kháng, một cú đánh được thực hiện bên ngoài khu vực phát bóng không bị hủy, Luật 6.1b(1) quy định là người chơi phải đánh bóng đó từ nơi nó nằm. Tuy nhiên, không phải lúc nào người chơi cũng được phép đánh bóng từ nơi nó nằm. Ví dụ: khi bắt đầu hố, người chơi đánh bóng từ bên ngoài khu vực phát bóng (như là từ bệ phát bóng sai) ra ngoài biên (OB) và đối thủ không hủy cú đánh đó. Do cú đánh của người chơi không bị hủy, và bóng ở ngoài biên, họ phải thực hiện giải thoát gậy-và-khoảng-cách bằng cách đánh bóng từ vị trí của cú đánh trước đó. Tuy nhiên, do cú đánh trước đó không được thực hiện từ trong khu vực phát bóng, bóng phải được thả chứ không được đặt lên tee (xem Luật 14.6 - Cú đánh trước đó từ khu vực chung, khu vực phạt hoặc bẫy cát).
6.2

Đánh bóng từ khu vực phát bóng

6.2b(4)/1
Di chuyển các tee-marker nhưng không cải thiện
Nếu người chơi làm cho một cái tee-marker di chuyển (như là vấp vào tee-marker đó, đánh vào nó trong lúc giận dữ hoặc nhấc nó lên mà không lý do rõ ràng), nhưng việc này không làm cải thiện các điều kiện ảnh hưởng đến cú đánh, sẽ không bị phạt, cho dù người chơi không đặt lại cái tee-marker này trước khi đánh bóng từ khu vực phát bóng đó. Tuy nhiên, do việc di chuyển của các tee-marker này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giải đấu, chúng không nên được di chuyển, và nếu đã bị di chuyển, nên được đặt lại. Tuy nhiên, nếu người chơi di chuyển một cái tee-marker do họ nghĩ là nó nên ở một vị trí khác, hoặc cố tình phá hỏng tee-marker đó, Hội đồng có thể truất quyền thi đấu người chơi đó do có vi phạm nghiêm trọng trong ứng xử, trái tinh thần thể thao (Luật 1.2a).
6.3

Bóng được sử dụng khi chơi một hố

6.3a/1
Làm gì khi bóng đã được đổi cho nhau nhưng không biết ở đâu
Nếu sau khi kết thúc hố, hai người chơi phát hiện là họ đã hoàn thành hố đó với bóng của người còn lại nhưng không thể xác định là bóng đã được đổi cho nhau ở đâu trong hố đó, sẽ không bị phạt. Ví dụ: sau một hố, người chơi A phát hiện là đã kết thúc hố với bóng của người chơi B và B kết thúc hố với bóng của A. Cả hai người chơi đều chắc chắn là họ đã kết thúc hố đó với bóng mà họ đã đánh từ khu vực phát bóng của hố đó. Trong tình huống này, do người chơi được phép bắt đầu mỗi hố với bất kỳ bóng hợp chuẩn nào (Luật 6.3a), bóng nên được xem như đã được đổi cho nhau trước khi bắt đầu hố đó, trừ khi có chứng cứ khác chứng minh điều ngược lại.
6.3c(1)/1
Nghĩa của “Các gậy phạt chỉ từ việc đánh bóng đó”
Khi các cú đánh được thực hiện vào một bóng mà bóng đó không được tính vào điểm số của người chơi, tất cả các gậy phạt mà người chơi nhận khi đánh bóng đó sẽ không được tính, trừ khi người chơi nhận phạt cho các vi phạm được áp dụng cho cả bóng trong cuộc của họ. Ví dụ của các hình phạt sẽ không được tính do chúng không được áp dụng cho bóng trong cuộc:
  • Cố tình chạm hoặc làm cho bóng di chuyển (Luật 9.4).
  • Caddie của người chơi đứng trong “khu vực cấm” khi người chơi vào thế đứng (Luật 10.2b(4)).
  • Chạm cát khi backswing cho cú đánh (Luật 12.2b(2)).
Ví dụ của các hình phạt sẽ được tính do chúng cũng được áp dụng cho bóng trong cuộc:
6.4

Thứ tự đánh khi chơi một hố

6.4b(1)/1
Nghĩa của “Cùng thứ tự” ở Luật 6.4b(1) khi các người chơi đã đánh sai lượt ở khu vực phát bóng của hố trước
Thuật ngữ “cùng thứ tự” ở Luật 6.4b(1) chỉ thứ tự mà những người chơi trong nhóm đã nên đánh từ khu vực phát bóng của hố trước đó, cho dù họ đã đánh sai thứ tự ở hố đó. Ví dụ: người chơi A có quyền đánh trước ở hố 6, nhưng người chơi B phát bóng trước ở hố đó để tiết kiệm thời gian. Nếu những người chơi này có cùng điểm số ở hố 6, quyền đánh trước ở hố 7 vẫn thuộc về A, cùng thứ tự mà đúng ra họ đã phát bóng ở hố 6 nếu họ không chọn “ready golf”. (Mới)
6.4c/1
Không thể hủy cú đánh khi bóng dự phòng đã được đánh sai lượt từ khu vực phát bóng
Nếu một người chơi có quyền đánh trước quyết định đánh bóng dự phòng sau khi đối thủ của họ đã đánh một bóng dự phòng, người chơi đó không thể hủy cú đánh với bóng dự phòng của đối thủ theo Luật 6.4a(2). Ví dụ: người chơi A có quyền đánh trước và đã đánh trước từ khu vực phát bóng. Người chơi B (đối thủ) đánh tiếp theo và do bóng của họ có thể ra ngoài biên (OB), quyết định và đánh một bóng dự phòng. Sau khi B đã đánh bóng dự phòng, A quyết định là họ cũng sẽ đánh một bóng dự phòng. Do A chỉ cho biết ý định đánh bóng dự phòng sau khi B đã đánh bóng, A đã mất quyền hủy cú đánh vào bóng dự phòng của B. Tuy nhiên, A vẫn có thể đánh bóng dự phòng.
6.5

Hoàn thành hố

6.5/1
Khi nào người chơi hoặc phe đã hoàn thành hố
Việc biết khi nào hố đã được hoàn thành là rất quan trọng ở một vài điều luật (như là 4.1b, 4.3, 5.5b20.1b(2)). Ví dụ khi người chơi đã hoàn thành hố và do đó đang ở giữa hai hố: Đấu đối kháng: Cá nhân đơn: Khi người chơi đã kết thúc hố, cú đánh tiếp theo của họ đã được thừa nhận, hoặc kết quả của hố đó đã được xác định. Foursomes: Khi phe đã kết thúc hố, cú đánh tiếp theo của phe đã được thừa nhận, hoặc kết quả của hố đó đã được xác định. Four-Ball: Khi cả hai đồng đội đã kết thúc hố, cú đánh tiếp theo của cả hai đã được thừa nhận, hoặc kết quả của hố đó đã được xác định. Đấu gậy: Cá nhân đơn: Khi người chơi đã kết thúc hố. Foursomes: Khi phe đã kết thúc hố. Four-Ball: Khi cả hai đồng đội đã kết thúc hố, hoặc khi một đồng đội đã kết thúc hố và người còn lại không thể có kết quả tốt hơn. Stableford, Par/BogeySố gậy tối đa: Khi người chơi đã kết thúc hố, hoặc đã nhấc bóng sau khi được không điểm, thua hố hoặc đã đạt số gậy tối đa.
XEM THÊM