Quay lại
3

Giải đấu

Nhảy đến phần
Luật chính thức
Xem nội dung luật
In phần này
3
Giải đấu
Mục đích của luật: Luật 3 quy định ba yếu tố chính của tất cả các giải đấu golf:
  • Chơi theo thể thức đấu đối kháng hoặc đấu gậy,
  • Chơi cá nhân hoặc với một đồng đội chung phe, và
  • Tính điểm thực (không áp dụng gậy chấp) hoặc điểm net (có áp dụng gậy chấp).
3
Giải đấu
3.2

Đấu đối kháng

3.2b(1)/1
Người chơi không được thừa nhận hố để rút ngắn trận đấu
Mặc dù người chơi được phép thừa nhận hố cho đối thủ của họ ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hoàn thành hố, người chơi và đối thủ không được đồng ý với nhau để thừa nhận các hố cho nhau nhằm rút ngắn trận đấu. Ví dụ: trước khi bắt đầu trận đấu, người chơi và đối thủ đồng ý thay nhau thừa nhận các hố 6, 7, 8 và 9 cho nhau. Nếu họ biết luật không cho phép họ thừa nhận hố theo cách này và bắt đầu trận đấu mà không hủy sự đồng thuận kia, cả hai người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 1.3b(1) (Trách nhiệm của người chơi trong việc áp dụng luật). Nếu cả hai người chơi không biết là điều này không được phép, kết quả trận đấu sẽ được giữ nguyên.
3.2b(1)/2
Sự thừa nhận không có giá trị khi kết quả hố đã được xác định
Nếu người chơi thừa nhận hố cho đối thủ của họ nhưng rồi phát hiện là người chơi đã kết thúc hố đó với ít gậy hơn, sự thừa nhận đó không có giá trị gì vì hố đó đã được hoàn thành. (Mới)
3.2b(2)/1
Sự thừa nhận không có giá trị khi được thực hiện bởi caddie
Một trong các hành động mà caddie không được phép làm là thừa nhận cú đánh tiếp theo, hố hoặc trận đấu cho đối thủ. Nếu caddie thừa nhận, sự thừa nhận đó không có giá trị. Người chơi không bị phạt cho hành động đó của caddie do Luật 10.3b(3) (Hành động không được phép bởi caddie) không quy định hình phạt. Nếu do việc thừa nhận đó của caddie, đối thủ có hành động như là nhấc bóng trong cuộc hoặc một vật-đánh-dấu-bóng, đó được xem là sự hiểu lầm hợp lý theo Luật 3.2b(2). Không bị phạt và bóng hoặc vật-đánh-dấu-bóng phải được đặt lại trừ khi người chơi đã thừa nhận. Tuy nhiên, nếu caddie đã thực hiện sự thừa nhận không có giá trị kia nhấc bóng hoặc vật-đánh-dấu-bóng của đối thủ hoặc bóng hoặc vật-đánh-dấu-bóng của người chơi của họ, người chơi của caddie đó sẽ nhận phạt nếu hành động đó vi phạm Luật 9.4 hoặc 9.5.
3.2c(1)/1
Vi phạm luật do báo điểm chấp cao hơn cho dù chưa chơi các hố bị ảnh hưởng
Nếu một người chơi báo cho đối thủ điểm chấp cao hơn trước khi chơi hố bị ảnh hưởng bởi điểm chấp đó, người chơi vẫn bị truất quyền thi đấu do nó có thể ảnh hưởng đến chiến lược thi đấu của đối thủ. Ví dụ: trong lúc chờ trên khu vực phát bóng đầu tiên trước khi bắt đầu trận đấu, người chơi A báo cho đối thủ điểm chấp của A là 12, khi thực ra là 11. Người chơi B báo điểm chấp của B là 10, và người chơi B thực hiện cú đánh để bắt đầu hố đầu tiên. Người chơi A bị truất quyền thi đấu theo Luật 3.2c(1) do người chơi B đã thực hiện cú đánh trong trận đấu đó với hiểu biết là người chơi A sẽ được chấp hai gậy.
3.2c(1)/2
Người chơi cung cấp thông tin điểm chấp sai cho đối thủ trước trận đấu
Nếu một người chơi báo cho đối thủ thông tin không chính xác về điểm chấp của họ, dẫn đến việc người chơi chấp ít gậy hơn hoặc được chấp nhiều gậy hơn, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 3.2c(1). Ví dụ: một người chơi báo cho đối thủ điểm chấp (handicap index, điểm chấp sân, hoặc điểm chấp thi đấu) không chính xác do người chơi đã tính sai, và điểm chấp này được sử dụng để xác định số gậy chấp trong trận đấu đó. Nếu điều này dẫn đến việc người chơi được chấp nhiều gậy hơn hoặc chấp ít gậy hơn do thông tin không chính xác kia, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu nếu lỗi này không được sửa trước khi đối thủ thực hiện cú đánh tiếp theo của họ. (Mới)
3.2d(1)/1
Nghĩa của ngoại lệ “Không bị phạt nếu không ảnh hưởng đến kết quả hố”
Trong khi chơi một hố, người chơi phải báo chính xác số gậy mà họ đã thực hiện cho đối thủ của họ để đối thủ có thể quyết định cách chơi hố đó. Tuy nhiên, sau khi hố đã kết thúc, nếu người chơi cung cấp sai số gậy, không bị phạt theo Ngoại lệ của Luật 3.2d(1) nếu việc này không ảnh hưởng đến hiểu biết của đối thủ về việc thắng, thua hoặc hòa của hố đó. Ví dụ: sau khi hoàn thành một hố mà số gậy của đối thủ là 7, người chơi do nhầm lẫn thông báo điểm của họ là 5, khi thực ra số gậy đúng là 6. Sau khi bắt đầu hố tiếp theo, người chơi nhận ra là họ đã đánh 6 gậy. Do số gậy sai này không thay đổi sự thật là người chơi đã thắng hố kia, sẽ không bị phạt.
3.2d(1)/2
Người chơi báo sai số gậy sau khi hoàn thành hố nhưng chỉ được phát hiện sau đó vài hố
Nếu người chơi báo sai số gậy sau khi đã hoàn thành hố, người chơi sẽ nhận hình phạt chung nếu lỗi đó ảnh hưởng đến kết quả của hố đó và không được sửa đúng hạn. Trong trường hợp đó, kết quả trận đấu đó phải được điều chỉnh. Ví dụ: sau khi hoàn thành hố 1, người chơi báo cho đối thủ là họ đánh 4 gậy ở hố đó nhưng thực tế là 5 gậy. Đối thủ được 5 gậy ở hố đó. Một vài hố sau đó, người chơi nhận ra là họ đã báo cho đối thủ sai số gậy ở hố 1. Cho dù hố 1 có thể đã hòa nếu người chơi báo đúng số gậy, người chơi sẽ nhận hình phạt chung (thua hố) ở hố 1 do lỗi của họ ảnh hưởng đến kết quả của hố đó. Kết quả của trận đấu đó cần được điều chỉnh tương ứng.
3.2d(1)/3
Người chơi báo sai số gậy sau khi hoàn thành hố nhưng chỉ được phát hiện sau khi kết quả trận đấu là cuối cùng
Nếu sau khi đã hoàn thành hố, người chơi vô ý báo sai số gậy nhưng lỗi chỉ được phát hiện cho đến khi kết quả trận đấu đó là cuối cùng (Luật 3.2a(5) – Khi kết quả là cuối cùng), kết quả của trận đấu đó sẽ được giữ nguyên. Ví dụ: sau khi hoàn thành hố 17, người chơi báo cho đối thủ số gậy của họ là 3, nhưng đúng ra là 4. Đối thủ được 4 gậy ở hố đó. Người chơi hoàn thành hố 18 và thắng trận đấu đó với kết quả 1 up. Người chơi sau đó nhận ra là họ đã báo cho đối thủ sai số gậy ở hố 17. Do người chơi báo sai số gậy một cách vô ý và kết quả trận đấu là cuối cùng, không bị phạt và kết quả trận đấu đó được giữ nguyên, với người chơi chiến thắng (Luật 20.1b(3) - Yêu cầu xử lý luật sau khi kết quả của trận đấu là cuối cùng).
3.2d(1)/4
Thay đổi cách thực hiện giải thoát có phạt không phải là báo sai số gậy
Số gậy đúng bao gồm những cú đánh mà người chơi đã thực hiện và các gậy phạt đã nhận. Ví dụ: bóng của người chơi ở trong khu vực phạtđối thủ hỏi ý định của người chơi. Mặc dù không bắt buộc phải trả lời, người chơi vẫn nói là họ sẽ thực hiện giải thoát có phạt. Sau khi đối thủ đánh bóng, người chơi quyết định đánh bóng từ nơi nó nằm trong khu vực phạt đó. Người chơi được phép thay đổi ý định của họ mà không bị phạt do tuyên bố một ý định trong tương lai không giống với việc báo sai số gậy đã thực hiện.
3.2d(2)/1
“Sớm nhất có thể” không phải lúc nào cũng là trước cú đánh tiếp theo của đối thủ
Cụm từ “sớm nhất có thể” cho phép tính đến hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là khoảng cách giữa người chơi và đối thủ. Ví dụ: nếu người chơi thực hiện giải thoát bóng không đánh được khi đối thủ đang ở phía bên kia của fairway, và đối thủ đã đánh bóng trước khi người chơi có thể đi đến để báo cho đối thủ về hình phạt đó, “sớm nhất có thể” có thể là khi họ đang đi về phía hố cờ để thực hiện cú đánh tiếp theo của họ. Không có quy trình có sẵn nào để xác định “sớm nhất có thể” là gì, nhưng nó không có nghĩa là trước khi đối thủ thực hiện cú đánh tiếp theo.
3.2d(3)/1
Cố tình báo sai kết quả của trận đấu hoặc không chỉnh sửa hiểu lầm của đối thủ về kết quả trận đấu có thể dẫn đến hình phạt truất quyền thi đấu
Luật 3.2d(3) mong đợi người chơi biết kết quả của trận đấu, nhưng không yêu cầu người chơi báo kết quả đó cho đối thủ. Nếu người chơi cố tình báo sai kết quả trận đấu hoặc cố tình không chỉnh sửa hiểu lầm của đối thủ về kết quả của trận đấu, họ không báo sai số gậy. Nhưng Hội đồng có thể truất quyền thi đấu của người chơi theo Luật 1.2a (Vi phạm nghiêm trọng trong ứng xử).
3.2d(4)/1
Nghĩa của từ “đồng ý” trong Luật 3.2d(4)
Người chơi trong trận đấu biết hoặc tin rằng đối thủ của họ đã vi phạm luật kèm hình phạt có thể chọn không làm gì với vi phạm đó, nhưng người chơi và đối thủ không thể đồng ý với nhau để phớt lờ hoặc bỏ qua hình phạt mà họ biết có áp dụng. Để có thỏa thuận giữa hai bên, cả hai người chơi cần cùng nhau có liên quan đến quyết định phớt lờ vi phạm hoặc hình phạt. Các ví dụ của việc không có thỏa thuận giữa người chơi và đối thủ:
  • Trong khi chơi một hố, người chơi thấy đối thủ nhấc bóng của họ để xác định mà không đánh dấu. Người chơi báo cho đối thủ về lỗi đó nhưng nói với đối thủ là người chơi sẽ không làm gì với (bỏ qua) vi phạm đó. Quyết định không làm gì với vi phạm đó là của riêng người chơi, và do đó, đã không có thỏa thuận nào.
  • Trong khi chơi một hố, đối thủ báo người chơi là đối thủ đã chạm cát trong bẫy cát khi backswing. Người chơi xác nhận đó là lỗi thua hố, nhưng nói với đối thủ là người chơi sẽ không làm gì với (bỏ qua) vi phạm đó. Quyết định không làm gì với vi phạm đó là của riêng người chơi, và do đó, đã không có thỏa thuận nào.
Trong các tình huống này, khi người chơi tự quyết và báo cho đối thủ về quyết định đó, người chơi không thể thay đổi quyết định đó sau khi một trong hai người chơi thực hiện một cú đánh khác ở hố đó, hoặc nếu không có cú đánh khác nào được thực hiện ở hố đó, một khi một trong hai người chơi thực hiện cú đánh từ khu vực phát bóng tiếp theo. Các ví dụ của việc có thỏa thuận giữa người chơi và đối thủ:
  • Trong khi chơi một hố, người chơi thấy đối thủ nhấc bóng của họ để xác định mà không đánh dấu. Người chơi báo cho đối thủ về lỗi đó, nhưng sau khi thảo luận, người chơi và đối thủ kết luận rằng họ không muốn áp dụng hình phạt trong các tình huống mà vi phạm không mang lại lợi thế rõ ràng. Do cả hai người chơi cùng có liên quan đến việc ra quyết định trong tình huống đó, và họ đã đồng ý không áp dụng hình phạt, đã có thỏa thuận phớt lờ vi phạm luật, cả hai người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 1.3b.
  • Trong khi chơi một hố, đối thủ báo người chơi là đối thủ đã chạm cát trong bẫy cát khi backswing. Người chơi xác nhận đó là lỗi thua hố, nhưng đối thủ đề nghị là người chơi bỏ qua lỗi đó do nó không mạng lại lợi thế rõ ràng. Người chơi quyết định không áp dụng hình phạt đó. Do người chơi bị tác động bởi đối thủ trong việc quyết định không làm gì với vi phạm, đã có thỏa thuận, cả hai người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 1.3b. (Mới)
3.3

Đấu gậy

3.3b(1)
Người chơi phải có một người ghi điểm trong toàn bộ vòng đấu
Nhiệm vụ của người ghi điểm là để xác thực điểm số của người chơi ở mỗi hố trên bảng điểm của người chơi là chính xác. Nếu người ghi điểm không đi cùng người chơi trong toàn bộ vòng đấu, bảng điểm không thể được xác thực một cách chính xác. Ví dụ: nếu một người chơi chơi một vài hố mà không có người ghi điểm, người ghi điểm sau đó nhập điểm cho người chơi cho các hố mà người chơi chơi một mình, bảng điểm đó không thể được xác thực một cách chính xác theo Luật 3.3b. Người chơi đã nên yêu cầu người ghi điểm đi theo họ ở tất cả các hố. Nếu người ghi điểm không thể làm thế, người chơi đã nên yêu cầu một người khác làm người ghi điểm của họ. Nếu không thể, người chơi phải dừng chơi và báo cho Hội đồng để phân công một người ghi điểm khác.
3.3b(2)
Có thể chấp nhận việc ghi thông tin sai chỗ trên bảng điểm
Mặc dù phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của Luật 3.3b trước khi nộp bảng điểm, sẽ không bị phạt nếu các thông tin chính xác được nhập sai chỗ trên bảng điểm, miễn là mỗi điểm số trên bảng điểm đó được xác định một cách chính xác là cho hố nào (xem Giải thích luật 3.3b(3)/1). Ví dụ:
  • Nếu người chơi và người ghi điểm kí tên nhầm chỗ của nhau trên bảng điểm, bảng điểm của người chơi được xem như đã được xác thực theo Luật 3.3b. Tương tự (cũng được chấp nhận) là việc sử dụng tên viết tắt, thay vì tên họ đầy đủ, trên bảng điểm khi xác thực.
  • Nếu do nhầm lẫn, điểm của người chơi được nhập trên bảng điểm của người ghi điểm và ngược lại, nhưng điểm số của mỗi người trên mỗi bảng điểm là chính xác và cả hai bảng điểm được kí xác thực, cả hai bảng điểm trên sẽ được chấp nhận miễn là người chơi báo cho Hội đồng về việc này và chỉ rõ bảng điểm nào là của người nào. Do bản chất của lỗi này là lỗi hành chính, sẽ không có giới hạn về mặt thời gian để chỉnh sửa nó (xem Luật 20.2d(2)).
3.3b(3)
Có thể sử dụng bảng điểm khác nếu bảng điểm chính thức bị thất lạc hoặc hư hỏng
Mặc dù người chơi nên nộp bảng điểm mà họ được Hội đồng phát, Luật 3.3b không yêu cầu phải nộp chính bảng điểm đó nếu nó bị thất lạc hoặc hư hỏng. Ví dụ: nếu người ghi điểm làm thất lạc bảng điểm của người chơi mà được Hội đồng phát, có thể sử dụng một bảng điểm khác (như là bảng điểm của sân golf) miễn là bảng điểm mới đó tên và điểm số của người chơi và được xác thực bởi người chơi và người ghi điểm. Khi sử dụng hệ thống điểm điện tử mà người chơi hoặc người ghi điểm bị mất kết nối mạng hoặc có vấn đề kỹ thuật, người chơi nên báo vấn đề đó cho Hội đồng nhanh nhất có thể, không trễ hơn ngay sau khi kết thúc vòng đấu.
3.3b(2)/1
Người chơi chỉ cần nhập điểm trên bảng điểm
Có sự khác nhau giữa việc yêu cầu người chơi phải nhập điểm vòng đấu vào máy tính (như cho mục đích handicap) và việc được yêu cầu nhập điểm sử dụng bảng điểm điện tử bởi Hội đồng (như là nhập vào ứng dụng tính điểm trên điện thoại). Hội đồng có thể yêu cầu người chơi sử dụng bảng điểm không phải bằng giấy (như là bảng điểm điện tử), nhưng Hội đồng không được phép áp dụng hình phạt theo Luật 3.3b(2) khi người chơi việc không nhập điểm ở nơi khác. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho công tác tổ chức giải (như là cho bảng điểm trực tiếp – livescoring để giúp biết kết quả giải một cách nhanh chóng và hiệu quả), Hội đồng có thể áp dụng hình phạt theo Quy tắc Ứng xử (Luật 1.2b) hoặc các biện pháp kỷ luật khác (như là không cho đăng ký ở giải tiếp theo) khi người chơi không nhập điểm ở chỗ khác.
3.3b(2)/2
Áp dụng ngoại lệ của việc người ghi điểm không thực hiện bổn phận của họ
Theo ngoại lệ của Luật 3.3b(2), người chơi không bị phạt nếu có vi phạm các yêu cầu về bảng điểm do người ghi điểm không thực hiện bổn phận của họ, ngoài vòng kiểm soát của người chơi. Ví dụ:
  • Nếu người ghi điểm rời sân golf cùng với bảng điểm của người chơi sau vòng đấu, Hội đồng nên cố liên lạc với người ghi điểm đó. Nếu không thể, Hội đồng có thể chấp nhận sự xác thực điểm số của một người khác, là người đã theo dõi vòng đấu đó của người chơi. Nếu không có ai như thế, chính Hội đồng có thể xác thực bảng điểm của người chơi.
  • Nếu sau khi bảng điểm đã được xác thực bởi người ghi điểm mà người chơi cần chỉnh sửa kết quả hố, nhưng người ghi điểm không có mặt hoặc đã bỏ đi, Hội đồng nên cố liên lạc với người ghi điểm. Nếu không thể, Hội đồng có thể chấp nhận sự xác thực điểm số bởi một người khác, là người đã theo dõi vòng đấu đó của người chơi. Nếu không có ai như thế, chính Hội đồng có thể xác thực bảng điểm của người chơi.
3.3b(3)/1
Điểm số trên bảng điểm phải được xác định cho đúng hố
Theo Luật 3.3b, mỗi điểm số hố trên bảng điểm phải được xác định cho đúng hố. Ví dụ: nếu người ghi điểm nhập điểm 9 hố đầu tiên (trước) của người chơi ở ô dành cho 9 hố sau và nhập điểm 9 hố sau ở ô dành cho 9 hố trước, bảng điểm đó vẫn có thể được chấp nhận nếu số hố trên bảng điểm được thay đổi để các điểm số ở đúng hố. Tuy nhiên, nếu không sửa lỗi, và do đó điểm ở bất kỳ hố nào thấp hơn điểm thực tế ở hố đó, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 3.3b(3).
3.3b(4)/1
Hình phạt cho người chơi cố tình không báo lỗi hành chính cho Hội đồng
Hội đồng chịu trách nhiệm cộng điểm các hố của người chơi, và ở giải đấu có tính điểm chấp, xác định số gậy chấp mà người chơi nhận ở vòng đấu đó và tính điểm net của người chơi. Nếu Hội đồng có lỗi ở một trong các việc này, đó là lỗi hành chính mà không có giới hạn về thời gian để sửa (Luật 20.2d(2)). Tuy nhiên, nếu một người chơi biết về lỗi đó, họ có trách nhiệm báo sự việc đó cho Hội đồng. Nếu phát hiện là người chơi biết về lỗi đó nhưng không báo cho Hội đồng, Hội đồng nên truất quyền thi đấu người chơi đó theo Luật 1.2a (Vi phạm nghiêm trọng trong ứng xử). (Mới)
XEM THÊM